Cuong Knight – Sống với đam mê
  • Home
  • Giới thiệu
  • Khuyến mãi
  • Download
  • Thủ thuật
  • Đồ họa
  • Thủ thuật website
  • VPS
  • Mobile
    • Android
    • IOS

Cuong Knight – Sống với đam mê

  • Home
  • Giới thiệu
  • Khuyến mãi
  • Download
  • Thủ thuật
  • Đồ họa
  • Thủ thuật website
  • VPS
  • Mobile
    • Android
    • IOS
VPS

Tạo VPS từ máy tính chạy windows 10 nhanh nhất

by CuongKnight 11/02/202311/02/2023
được viết bởi CuongKnight 11/02/202311/02/2023

Bạn đang muốn tạo một máy chủ ảo và cài VPS để chạy website ngay tại nhà mà không tốn thêm chi phí để thuê bên nhà cung cấp VPS? Ở bài viết này mình xin chia sẻ về cách tạo máy chủ ảo chạy VPS để bạn tự làm trên một máy tính chạy windows 10 nhé.

Hướng dẫn tạo máy chủ ảo trên Windows nhanh nhất

Cụ thể thì chúng ta sẽ tạo máy chủ ảo thông qua phần mềm Hyper-V trên Windows 10, nên việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là kích hoạt Hyper-V.

Bước 1: Kích hoạt Hyper-V

  • Phần mềm Hyper-V được tích hợp sẵn trong Windows 10.
  • Tại ô Search trong menu bạn nhập “Windows features on or off” rồi nhấn Enter. Hoặc bạn cũng có thể mở cửa sổ lệnh Run, nhập “optionalfeatures.exe” vào đó rồi nhấn Enter
  • Click vào Hyper-V trong ô cửa sổ Windows Features rồi sau đó chọn OK
  • Windows nhận lệnh và sẽ hiện màn hình yêu cầu bạn khởi động lại máy để hoàn tất quá trình. (Lưu ý: hãy lưu lại dữ liệu bạn đang làm) và sau đó click Restart Now
chay lenh trong run hoac search trong cua so tim kiem
Chạy lệnh trong Run hoặc search trong cửa sổ tìm kiếm
mo hyper-v
Mở Hyper-V
khoi dong lai sau khi kich hoat hyper-v
Khởi động lại sau khi kích hoạt Hyper-V

Bước 2: Khởi tạo máy chủ ảo trên Hyper-V

  • Máy khởi động lại và tự kích hoạt hoàn thiện cả Hyper-V.
  • Tại khung Search Menu bạn tìm Hyper như Bước 1. Nếu không thấ thì bạn vào Control Panel rồi tìm Hyper-V trong mục Administrative Tools
  • Tạo một Virtual Network Switch để khi bạn tạo máy ảo ra có thể truy cập được vào Internet. Cũng đơn giản thôi, bạn click chọn tùy chọn Virtual Network Switch nằm dưới mục Actions. Sau đó chọn External và chọn nhấn Create Virtual Switch.
  • Lúc này sẽ có yêu cầu bạn đặt tên Virtual Switch, tiếp đó ở mục Connection type thì chọn External network và chọn card mạng từ ô Menu Dropdown, đồng thời đánh tick vào ô “Allow management operating system to share this network adapter” và cuối cùng là “OK” để lưu thay đổi này.
  • Chọn “Yes” để tiếp tục

Vậy là bạn đã vừa hoàn thành xong việc tạo một máy chủ ảo.

Bước 3: Mở máy chủ ảo

  • Kích chuột phải vào tên máy tính của bạn hiện ra dưới mục Hyper-V manager
  • Chọn New rồi chọn tiếp Virtual Machine
  • Tại đây cửa sổ New Virtual Machine Wizard sẽ hiện lên, hãy chọn Next để tiếp tục
  • Tiếp theo bạn cần đặt tên cho máy ảo của mình, sau đó ấn Next. Trong trường hợp bạn muốn chọn máy ảo ở ổ khác thì hãy chọn phần “Store the virtual machine in a different location”
quan ly may chu ao
Quản lý máy chủ ảo
luu vao o dia khac
Lưu vào ổ đĩa khác

Bước 4: Chọn nền tảng sử dụng máy ảo

  • Thế hệ – Generation 1 sẽ hỗ trợ cả hệ điều hành 32bit và hệ điều hành 64bit, còn nếu bạn chỉ muốn cài bản 64bit thì hãy chọn Generation 2
chon generation ung voi nen tang 64 bit
Chọn Generation ứng với nền tảng 64 bit

Bước 5: Chọn dung lượng bộ nhớ cho hệ điều hành

  • Hay chính là chia bộ nhớ ram ở mức tối đa cho máy ảo. Hãy tick vào “Use dynamic memory for this virtual machine” nghĩa là cài đặt bộ nhớ cố định rồi ấn Next.
  • Chọn Virtual Network Switch mà bạn đã tạo từ trước ở Menu Dropdown (trong trường hợp chưa chọn kết nối mạng thì yên tâm, bạn vẫn có thể cấu hình sau khi tạo máy ảo xong)
  • Sau đó cứ chọn Next

Bước 6: Cài đặt hệ điều hành bạn mong muốn

  • Chọn phần “Install an operating system from a bootable image file” và chọn ISO bằng cách sử dụng nút Browse
  • Chọn Finish
  • Sau đó sẽ hiện mà hình chính, bạn kích chuột phải vào máy ảo bạn đã tạo đã đặt tên trước đo rồi chọn Connect
  • Màn hình giao diện máy ảo sẽ hiện ra sau Connect, bạn sẽ thấy có nút nguồn trên thanh công cụ, click vào đó để mở/tắt máy ảo.
  • Đó chính là các bước chi tiết cách máy chủ ảo VPS mà BKHOST giới thiệu đến các bạn, thực hành đúng như theo từng bước thì công việc tạo server ảo trên pc không còn khó khăn gì nữa.
nut nguon mo tat may chu ao
Nút nguồn mở tắt máy chủ ảo

Giải thích một số từ ngữ “chuyên ngành” bạn sẽ gặp khi tạo máy chủ ảo

Trong quá trình sẽ có vài từ khó hiểu, đừng lo BKHOST sẽ giúp bạn giải đáp nghĩa của các từ này:

Hypervisor: Hypervisor hay còn được dịch ra là màn hình máy ảo (virtual machine monitor – VMM), là một phần mềm máy tính, phần mềm hoặc phần cứng tạo và chạy các máy ảo (nguồn theo Wikipedia).

Hyper-V: Hyper-V, bạn đã bắt gặp từ ngay đầu bài về cái tên này. Hyper V là một hypervisor đã được tích hợp sẵn trong Windows 10. Hyper V có thể tạo ra các máy ảo trên nề tảng của các hệ thống x86-64. Có từ Windows 8, Hyper V thay thế cho Windows Virtual PC, trở thành thành phần ảo hóa phần cứng của các phiên bản “máy khách” của Windows (nguồn từ Wikipedia).

Virtual Machine (vm): Virtual Machine là một mô phỏng của một hệ thống máy tính cụ thể. Các máy ảo hoạt động dựa trên cấu trúc máy tính và chức năng của máy tính thực thụ hoặc trên cả giả thuyết, việc triển khai Virtual Machine có thể liên quan đến các yếu tố thuộc về phần cứng, phần mềm chuyên dụng hoặc cả hai (nguồn theo Wikipedia).

Host/Host System, Host OS: Host là máy tính và hệ điều hành đang chạy trên nền tảng ảo hóa (trong trường hợp này là Hyper-V có sẵn trong máy chủ Windows 10) giúp lưu trữ các máy ảo của bạn

Guest/Guest System, Guest VM: Guest có thể hiểu ở đây là bao gồm các máy ảo, hệ điều hành khách được cài đặt trên VN và được lưu trữ trên Virtual Hard Disk – Đĩa cứng ảo.

Virtual Hard Disk: Ở bên trên BKHOST có nhắc đến thuật ngữ đĩa cứng ảo thì địa cứng ảo – Virtual Hard Disk sẽ mô phỏng một đĩa cứng vật lý. VHD có thể chứa đầy đủ cả một hệ điều hành trên một máy ảo, hoặc có thể được sử dụng để lưu trữ các tập tin giống như bất kỳ đĩa cứng vật lý nào khác.

Virtual Switch: Virtual Switch mô phỏng một adapter mạng vật lý. Máy ảo Hyper-V không kết nối trực tiếp và sử dụng bộ điều hợp mạng trên máy chủ của bạn, do đó nó cần một nút “bật/tắt” ảo ở giữa để chuyển đổi, đó chính là Virtual Switch. Máy ảo theo dõi và xử lý Virtual Switch làm bộ điều hợp mạng và sử dụng nó để giao tiếp với bộ điều hợp mạng của máy chủ vật lý, sau đó chuyển tiếp tất cả các liên lạc tới hệ thống mạng.

0 bình luận
0
FacebookTwitterGoogle +Pinterest
CuongKnight

Thích tìm hiểu về công nghệ thông tin, yêu thích công nghệ. Luôn muốn chia sẻ những điều mình biết đến với mọi người.

bài trước
Cấu hình SMTP zoho mail trên WordPress

CÓ thể bạn quan tâm

Nâng cấp PHP 7 với server sử dụng...

16/06/2020

Hướng dẫn thiết lập CentOS trên Amazon Web...

24/11/2019

Hướng dẫn cài đặt VPSSIM lên VPS chạy...

26/11/2019

Hướng dẫn tạo bộ nhớ ảo Swap trên...

09/12/2019

Hướng dẫn đăng ký VPS trên Amazone miễn...

24/11/2019

Hướng dẫn kết nối với VPS bằng phần...

09/12/2019

Đăng ký và tạo VPS tại Vultr

20/03/2020

Hướng dẫn đăng ký VPS Azure Microsoft miễn...

24/11/2019

Cài đặt LAMP (Linux, Apache, MySQL, PHP) trên...

24/03/2020

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên...

24/12/2019

Để lại một bình luận Cancel Reply

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

About Me

About Me

Cuong Knight

Một người thích khám phá những thứ mới lạ và đặc biệt yêu thích công nghệ.

BÀI ĐỌC NHIỀU

  • 1

    Hướng dẫn thiết lập CentOS trên Amazon Web Services

    24/11/2019
  • 2

    Hướng dẫn kết nối với VPS bằng phần mềm Bitvise SSH Client

    09/12/2019
  • 3

    Download bản Ghost Win10 Pro (x86-x64) v1909 Build 18363.418 (No soft, Full soft) No Driver

    25/11/2019
  • 4

    Phần mềm Bitvise SSH Client và cách sử dụng

    26/11/2019
  • 5

    Hướng dẫn dùng Skype video nhóm giống Zoom, không cần đăng ký tài khoản

    07/04/2020

Phản hồi gần đây

    VPS Khuyên dùng

    Hosting – VPS rẻ

    Follow Me

    Facebook

    On Instagram

    No images found!
    Try some other hashtag or username

    TAG

    Bitvise SSH Client cài đặt wordpress download CrystalDiskInfo facebook ghost win 10 giao diện fb Google Analytic gọi video nhóm hocvps hosting giảm giá họp nhóm online Illustrator kaspersky kiểm tra ổ cứng kết nối vps microsoft namecheap Office Office Pack photoshop online phần mềm diệt vius phần mềm họp trực tuyến phần mềm zoom Skype Thiết kế trên AI thiết kế trên Illustrator Thủ thuật Illustrator (AI) thủ thuật VPS thủ thuật windows 10 tên miền giảm giá tối ưu hóa máy tính vps vps amazone vps azure microsoft free vps free vpssim VPS Vultr windows 10 wordpress Zoom Đăng ký VPS đăng ký vps miễn phí đổi giao diện facebook
    • Facebook
    • Twitter
    • Instagram
    • Pinterest
    • Youtube
    • Bloglovin
    • Snapchat
    • RSS

    @2019 - Bảo lưu mọi quyền. Được xây dựng bởi Cuong Knight


    Trở lại đầu trang